MẠCH ĐÈN CHIẾU SÁNG TỰ ĐỘNG



Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn làm một mạch điện đơn giản để điều khiển chiếu sáng điện gia đình hoặc đèn đường, đó là: Mạch đèn chiếu sáng tự động

1.Sơ đồ nguyên lý Mạch đèn chiếu sáng tự động:
Mạch đèn chiếu sáng tự động

Sơ đồ nguyên lý
  • Các linh kiện: Điện tở R1 có giá trị 10K, Transistor C828, LDR là quan trở, Rơ le 12V, Nguồn điện 12VDC, 220VAC. L1 là bóng điện 220V.
  • Đây là sơ đồ vừa mô phỏng vừa có thể làm mạch thực tế luôn.
  • 2. Nguyên lý làm việc:
  • Dựa cách phân cực cho transistor mà mắc quang trở vào cực B của transistor.
  • Mạch điện hoạt động như sau.
  • Khi trời sáng: Có ánh sáng chiếu vào quang trở, trở kháng của quang trở giảm xuống còn rất nhỏ hoặc bằng 0, như vậy cực B của transistor được nối mass, transistor không dẫn ( Vì UBE <0.2V thì transistor NPN không dẫn). Vì transistor không dẫn nên IC=0, sẽ không có dòng đi qua cuộn hút của Rơ le, nên tiếp điểm của rơ le không được đóng, mạch đèn 220v hở mạch–> đèn không sáng.
  • Khi trời tối: Ánh sáng chiếu vào quang trở giảm, làm trở kháng của quang trở tăng dần, UBE tăng dần và làm cho transistor dẫn. Khi transistor dẫn thì sẽ có dòng IC qua cuộn hút của transistor, cuộn hút sẽ hút tiếp điểm thường mở của transistor, làm tiếp điểm thường mở đóng lại, khép mạch điện bóng đèn 220v –> đèn sáng.
  • Kết quả mô phỏng:
Mạch đèn chiếu sáng tự động

Khi không có ánh sáng chiếu vào thì đèn sáng
Mạch đèn chiếu sáng tự động
Khi có ánh sáng chiếu vào thì đèn tắt
Mạch đèn chiếu sáng tự động khá đơn giản, các bạn có thể mô phỏng và làm mạch thật sử dụng luôn các thông số như trên.
Chúc các bạn thành công!